Tiếng Việt
English
HTTTQL là ngành học về con người, công nghệ, tổ chức và mối quan hệ giữa các yếu tố này. Với sự hiểu biết và khả năng kết nối giữa các đối tượng khác nhau trong tổ chức, nền tảng công nghệ và kiến thức quản trị tốt, các chuyên viên HTTTQL giúp triển khai và tích hợp công nghệ vào các hoạt động kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp một cách hiệu quả và mềm mại hơn. Thông tin sẽ không còn đáng giá khi nó không phục vụ được cho một mục đích nào đó. Hiểu được điều này, ngành HTTTQL trang bị cho người học cách doanh nghiệp sử dụng thông tin để cải thiện hoạt động điều hành cũng như cách quản lý các hệ thống thông tin để có thể phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của các nhà quản lý, nhân viên và khách hàng.
Theo đại học Arizona, một trong những trường đại học lớn của nước Mỹ có lịch sử phát triển ngành HTTTQL từ thập niên 70 thì sự khác biệt lớn nhất giữa các ngành học này là dù liên quan đến công nghệ nhưng chỉ có riêng HTTTQL là tập trung vào cả quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp lẫn công nghệ thông tin. Bảng so sánh bên dưới sẽ giúp làm rõ hơn sự khác biệt này.
|
HTTTQL (Management Information Systems) |
Khoa học máy tính (Computer Science) |
Tập trung vào |
Tổ chức |
Phần mềm |
Mục tiêu |
Kinh doanh hiệu quả hơn |
Chương trình đáng tin cậy hơn |
Kỹ năng cốt lõi |
Giải quyết vấn đề |
Logic |
Nhiệm vụ cốt lõi |
Xác định yêu cầu kinh doanh cho hệ thống thông tin |
Cung cấp hệ thống thông tin để đáp ứng yêu cầu đã xác định |
Khối kiến thức chính |
Quản trị cơ bản, công nghệ thông tin cơ bản, ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh/quản trị |
Lập trình, cơ sở dữ liệu, mạng và bảo mật |
Chức danh chung cho công việc |
Chuyên viên phân tích/thiết kế (Analyst/Designer) |
Chuyên viên xây dựng (Builder) |
Vị trí làm việc khởi đầu điển hình |
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst – BA) |
Lập trình viên (Application programmer) |
Mục tiêu nghề nghiệp |
Quản lý tổ chức cấp cao (Senior Organizational Manager) |
Trưởng bộ phận lập trình (Programming Manager) |
Thuộc khoa |
Kinh doanh |
Khoa học |
Nếu bạn yêu thích cả kinh doanh và công nghệ nhưng không quá sâu vào một lĩnh vực nào mà chỉ vừa đủ, chẳng hạn như biết công nghệ đủ để theo kịp những gì đang là trào lưu của thời đại nhưng không muốn công việc chính của mình là lập trình hoặc tương tác với hệ thống mạng hay lắp ghép các thiết bị phần cứng thì HTTTQL chính là ngành học dành cho bạn.
Dù có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng cơ bản những người làm việc trong lĩnh vực HTTTQL thường có các đặc điểm sau đây:
Bạn có nhìn thấy chính mình trong những đặc điểm mô tả bên trên không? Nếu có, thì đây chính là ngành học dành cho bạn!
HTTTQL là một lĩnh vực tích hợp và các chuyên gia HTTTQL là cầu nối giữa nhu cầu kinh doanh và công nghệ. Do đó, khi làm việc trong lĩnh vực này bạn sẽ cần phải tìm ra cách mọi thứ làm việc với nhau, giải quyết vấn đề, truyền đạt những gì bạn tìm thấy và học hỏi điều mới một cách thường xuyên. Lĩnh vực này cần những người năng động, suy nghĩ nhanh, làm việc chăm chỉ và có khả năng cân bằng được nhiều thứ. Dưới đây là một số vị trí công việc điển hình cho sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL
Theo Cục Thống kê Lao động của Mỹ thì tỷ lệ tăng trưởng cho các công việc liên quan đến công nghệ và máy tính dự kiến sẽ tăng trưởng 12% từ năm 2014 đến năm 2024 và bổ sung thêm 488500 việc làm mới, nhanh hơn mức tăng trưởng trung bình cho tất cả các ngành nghề khác. Và một trong những lý do chính đó là sự tập trung và phát triển của điện toán đám mây, dữ liệu lớn và IoT. Mức lương trung bình cho các ngành nghề này là $814320 vào tháng 5 năm 2015, cao hơn mức lương trung bình cho tất cả các ngành nghề khác là $36200.
Với sự phát triển của IoT, công nghiệp 4.0 và nhiều lĩnh vực ứng dụng công nghệ khác nữa thì con đường phát triển sự nghiệp cho những người thích làm việc với kinh doanh và công nghệ là cực kỳ rộng mở vì khả năng thích nghi nhanh và làm việc được với nhiều loại hình tổ chức khác nhau.